Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức
Việt Hà, phóng viên RFA
Hơn 40 năm về trước, phóng viên người Đức Uwe Siemon-Netto thuộc báo
Springer Foreign News Service được cử đến Việt Nam để viết về cuộc chiến
Việt Nam giai đoạn từ 1965 đến 1969, tức vào giai đoạn nóng bỏng nhất.
Hơn 40 năm về trước, phóng viên người Đức Uwe Siemon-Netto thuộc báo
Springer Foreign News Service được cử đến Việt Nam để viết về cuộc chiến
Việt Nam giai đoạn từ 1965 đến 1969, tức vào giai đoạn nóng bỏng nhất.
Ông đã viết nhiều bài báo về các cuộc hành quân của quân đội miền Nam
Việt Nam, về con người, đất nước Việt Nam mà ông đã gặp, về đàm phán
hòa bình Paris. 40 năm sau cuộc chiến, những ký ức về chiến tranh Việt
Nam vẫn còn lại trong ông, và điều này đã được ông viết trong cuốn sách
gần đây nhất có tựa ‘Đức: Thâm tình của một phóng viên với thương binh
Việt Nam’ sẽ được ấn hành lần thứ ba nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến vào
năm nay. Việt Hà phỏng vấn phóng viên Uwe Siemon-Netto, hiện đang sinh
sống tại California, Hoa Kỳ.
Việt Hà: Thưa ông, khi ông được cử đi đưa tin về cuộc chiến
Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1965, suy nghĩ của ông lúc đó là gì, ấn
tượng lần đầu của ông khi đến Việt Nam lúc đó là gì?
Uwe Siemon-Netto: Tôi được cử đi Việt Nam lần đầu tiên vào
tháng một năm 1965. Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với Việt Nam là sự
quyến rũ của đất nước này. Lúc đó chiến tranh đang diễn ra và có những
vụ khủng bố nhưng Sài Gòn vẫn là hòn ngọc viễn đông hay Paris của châu
Á. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi. Ngoài ra tôi rất ấn tượng với con
người Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra là ấn tượng
về những chiến thắng của những người lính Việt Nam trên chiến trường
chống cộng sản và điều này đã được tôi mô tả trong một phần của cuốn
sách của tôi, đó là chương 3 về đại úy Ngữ gần biên giới với Campuchia.
Ấn tượng thứ hai là về thực chất của cuộc xung đột. Theo tôi nó đã không
được mô tả một cách đầy đủ trong nhiều bài báo của Mỹ, chủ yếu là sự
khủng bố, giết chóc mà việt cộng thực hiện.
Việt Hà: Ông đã viết về những cuộc hành quân, những trận chiến, trận chiến nào đã để lại ấn tượng nhiều nhất cho ông?
Uwe Siemon-Netto: Ấn tượng đầu tiên rất mạnh của tôi về một
trận chiến mà tôi đưa tin là khi tôi theo một trung đoàn VN vào một làng
ở trong rừng đã bị Việt cộng chiếm vào đêm trước. Ở đây chúng tôi đã
thấy những gì mà họ (Việt cộng) đã làm với gia đình người trưởng làng.
Người trưởng làng cùng vợ và 11 người con của ông bị treo trên cây,
bị giết hại một cách kinh khủng, bộ phận sinh dục của ông bị cắt, lưỡi
bị cắt và bị nhét vào mồm. Ngực của vợ ông ta bị cắt. Tất cả bị treo
trên cây vào buổi đêm. Đây là cách mà họ cảnh cáo người dân trong làng
không nên hợp tác với chính phủ Sài Gòn. Tôi biết chi tiết vì tôi đã vào
đó. Tôi không nói tiếng Việt nhưng tôi nói tiếng Pháp tốt, một người ở
làng đã mô tả cảnh này cho tôi. Đây là một trong những cảnh tượng kinh
khủng nhất.
Trận chiến thứ hai là cuộc tấn công 1965, đến nay là 50 năm. Đó cũng
là lần đầu tiên quân Mỹ và quân chính quy miền Bắc đối mặt với nhau. Tôi
nhớ sự khủng khiếp khi biết được những người lính miền Bắc còn rất trẻ,
mới 15 tuổi đã bị gửi ra chiến trường trong trận tấn công bằng người.
Đây là cách mà Nga đã làm trong chiến tranh thế giới thứ 2, đó là điều
mà Phát xít Đức đã làm vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này
cũng cho thấy thực chất về chính quyền cộng sản.
Rồi tôi cũng đưa tin về tổng tấn công tết Mậu Thân năm 1968 ở Sài Gòn
và ở Huế. Tôi đã đứng ở hố chôn tập thể nơi hàng trăm nếu không muốn
nói là hàng nghìn thi thể thường dân bị dồn vào đây. Phần đông nạn nhân
là phụ nữ và trẻ em. Một số người thậm chí bị chôn sống vì chúng tôi tìm
thấy ngôi mộ qua những ngón tay có móng tay được chăm sóc kỹ lưỡng cố
đào bới ra khỏi mộ và họ chết ở đó. Họ bị giết chết hoặc chôn sống. Đó
là cảnh tượng khủng khiếp và nó vẫn để lại ấn tượng trong tôi trong suốt
cuộc đời. Thậm chí giờ đây khi tôi đã già tôi vẫn còn như ngửi được mùi
của xác chết.
Việt Hà: Ông đã chứng kiến cảnh người chết hàng loạt
trong các vụ thảm sát đó nhưng trong thời gian theo dõi chiến trường
Việt Nam, ông có gặp bất cứ những vụ thảm sát nào do quân Mỹ thực hiện
hay không, ví dụ như vụ thảm sát Mỹ Lai mà báo chí Mỹ đã đưa tin chẳng
hạn?
Uwe Siemon-Netto: Trước hết chúng ta phải vẽ ra đường phân
định rõ ràng. Những vụ thảm sát do lực lượng Mỹ và miền Nam thực hiện là
những hành động của một số người chứ không phải là một chính sách,
không phù hợp với luật pháp của miền Nam và của Mỹ và nó cũng không phải
là phương pháp chiến lược của họ. Mỹ Lai là một vụ thảm sát lớn nơi có
những hành động sai từ một đơn vị quân đội chứ không phải là một chính
sách. Vụ tổng tấn công tết Mậu Thân và những vụ khủng bố khác mà tôi đã
nói trước đó, mặt khác, là một chiến lược của tướng Võ Nguyên Giáp, là
một phần của chiến tranh nhân dân của ông Võ Nguyên Giáp…. Tôi không bác
bỏ người Mỹ đã mắc những sai lầm khủng khiếp, những sai lầm mang tính
tội phạm nhưng đó không phải là chính sách của họ mà chỉ là những hành
động sai của một vài người hay nhóm người.
Việt Hà: Ông rời Việt Nam trước khi cuộc chiến kết thúc, ông có suy nghĩ gì vào lúc đó?
Uwe Siemon-Netto: Khi tôi rời Việt Nam tôi rất là buồn vì tôi
thấy là báo chí Mỹ đã quá nghiêng về cánh tả và đã miêu tả cuộc chiến
sai. Rồi tôi quay lại Việt Nam vào năm 1972, những gì diễn ra sau đó là
kết quả của đàm phán hòa bình tại Paris giữa Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam,
Mỹ và mặt trận giải phóng Nam việt Nam. Tôi cũng đưa tin về đàm phán
này. Sau đàm phán thì quân Mỹ rút khỏi Việt Nam và tôi vẫn rất ấn tượng
với chất lượng quân đội Nam Việt Nam, họ là những binh sĩ rất kiên
quyết, có kỷ luật và chiến đấu hết mình. Tôi đã nghĩ họ có cơ hội để
chiến thắng trong cuộc chiến này. Thực sự họ đã có cơ hội trong năm 1968
về quân sự.
Họ thua vào năm 1968 về mặt chính trị chủ yếu vì truyền thông Hoa Kỳ
đã cho người Mỹ thấy một ấn tượng sai rằng cuộc tổng tấn công tết Mậu
thân là chiến thắng của miền Bắc. tôi đã nhìn thấy điều ngược lại. Tôi
quay lại Huế vào năm 1972 và lúc này đang có một cuộc tấn công lớn từ
miền Bắc với xe tăng tiến vào Huế. Và cuộc tấn công của miền Bắc cũng bị
đẩy lùi bởi quân đội miền Nam, đặc biệt với thủy quân lục chiến với sự
yểm trợ của không quân Mỹ. Cho nên vẫn có hy vọng vào chiến thắng lúc đó
cho đến khi quốc hội Mỹ bỏ phiếu không cung cấp thêm hỗ trợ về quân sự
cho miền Nam Việt Nam. Đó là kết thúc của câu chuyện.
Việt Hà: Khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, ông ở đâu và lúc đó ông có cảm tưởng thế nào?
Uwe Siemon-Netto: Tôi ở Paris vào lúc đó và tôi đã khóc khi
tôi chứng kiến cảnh đó trên truyền hình…. Có một điểm rất gây ấn tượng
cho tôi là cho đến lúc cuối của cuộc chiến, người dân vẫn chạy về hướng
chính quyền Sài Gòn. Ấn tượng của tôi trong suốt cuộc chiến này là những
người tị nạn chỉ chạy về hướng người Mỹ và chính quyền Sài Gòn chứ
không phải ra phía Bắc hay Việt Cộng, chỉ trừ một ngoại lệ lúc ban đầu
vào năm 1954 khi có một nhóm nhỏ hơn những người miền Nam theo Việt Cộng
hướng ra phía Bắc. Nhưng cuối cùng thì nhìn chung người tị nạn hướng về
phía Nam trong toàn bộ cuộc chiến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire