vendredi 2 mars 2018

Viếng tang lễ giản dị của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

 https://i.ytimg.com/vi/ZiO-9oXrqMs/maxresdefault.jpg 


SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Những ngày sau Tết Mậu Tuất, người dân Sài Gòn nhận tin buồn về sự ra đi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Thông tin về cuộc đời binh nghiệp và sự nghiệp âm nhạc của vị cựu sĩ quan cao cấp quân đội Việt Nam Cộng Hòa đầy khắp các trang mạng cá nhân. Điều này một lần nữa cho thấy, sự thật lịch sử dù bị khỏa lấp hay bôi xóa ở mức độ nào đi nữa, thì tấm gương những người trí thức Quốc Gia chân chính phụng sự tổ quốc Việt Nam vẫn sáng ngời trong lòng dân tộc.

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/02/Nguyen-Van-Dong-03.jpg?resize=696%2C406&ssl=1
Phu nhân nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chịu tang bên linh cữu chồng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Trong không gian giản dị của tang lễ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, Sài Gòn; người đến viếng không khỏi xúc động và ca từ bài Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông lại vang lên. “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu. Kìa rừng chiều âm u rét mướt. Chờ người về vui trong giá buốt người về bơ vơ…”

 https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/02/Nguyen-Van-Dong-01.jpg?resize=640%2C468&ssl=1 
Linh cữu và di ảnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)


Linh cữu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được quàn tại tư gia: 271A Nguyễn Trọng Tuyển, phường 10, quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Lễ động quan diễn ra vào 12 giờ ngày 2 Tháng Ba, nhằm ngày 15 tháng Giêng Mậu Tuất, sau đó nhạc sĩ được hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Chiều Sài Gòn không hề giống nỗi buồn ở chốn hoàng hôn của người lính chiến nơi biên cương, nhưng tâm thức tưởng nhớ vị quân nhân, người nhạc sĩ chân chính vừa vĩnh biệt đượm màu u ẩn.
Hầu chuyện phu nhân của nhạc sĩ, bà cho biết. Lúc ông từ nhà tù của chế độ Hà Nội về, bệnh tật khiến ông không đi, đứng được, ông chỉ nằm đó như một cái xác, không người thân nào tin ông có thể sống. Hàng xóm ai cũng thương cảm. Nhưng rồi bằng nghị lực phi thường và sự chăm sóc của gia đình ông vượt qua tình trạng bạo bệnh mắc phải trong thời gian 10 năm chịu lao tù.
Cùng lúc viếng tang lễ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là vợ chồng ca sĩ Giao Linh. Phu quân của ca sĩ Giao Linh thuật lại. Trước lúc ra đi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có dặn dò gia đình. Đừng nhận phúng điếu cho dù số tiền phúng điếu để được sử dụng làm từ thiện cũng không nên, vì ông với gia cảnh không con cháu sau này biết lấy ai trả nợ đáp lễ.
Giữa một con đường Sài Gòn chiều tan tầm đông người, xe đông đúc, tang lễ vị trí thức, sĩ quan quân lực VNCH, người nhạc sĩ lớn chỉ có mỗi người vợ chung thủy chịu tang.

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/02/Nguyen-Van-Dong-02.jpg?resize=640%2C451&ssl=1
Cảnh tang lễ tại tư gia nhạc sĩ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)


Sau biến cố 1975, thường khi nhiều người thuộc thế hệ trẻ, đặt câu hỏi. Vì sao không có đủ thông tin về những vị trí thức chân chính đã phục vụ chính thể VNCH? Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người con sinh ra và trưởng thành của đất Sài Gòn Gia Định, người đã chọn ở lại để được về với đất mẹ như lúc trước biết cố 1975 người đã chọn sự nghiệp binh nghiệp và âm nhạc, đặt tình yêu nước lên trên hết với tất cả danh dự và tránh nhiệm; cả khi phải buộc phải tồn tại trong nghịch cảnh lịch sử vẫn một lòng gìn giữ khí tiết của người phụng sự chính nghĩa Quốc Gia.
Hôm nay, vĩnh biệt vị nhạc sĩ lớn Nguyễn Văn Đông, nhưng các ca khúc vang danh của ông vẫn vang mãi trong lòng các thế hệ trẻ Việt Nam.
 (Trần Tiến Dũng)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vieng-tang-le-gian-di-cua-nhac-si-nguyen-van-dong/ 

*
*     *

Lễ Đông quan linh cữu Cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông 
*
*     *
*
*
*     *
L’image contient peut-être : 14 personnes, foule et plein air

Chiều Mưa Biên Giới. 
Đồng Tháp Mười là một vùng cò bay mỏi cánh, bạt ngàn tầm mắt, những cánh đồng lúa xạ,những gò nổi, hố bom,rừng sậy bạt ngàn, rau muống đồng, ăn vô tím cả chiều hoang biền biệt. 
Ông Đàn Anh của chúng tôi làm bài nhạc này lúc đó, chỉ hai mươi bốn tuổi đời. 
Cá nhân chúng tôi là phận đàn em, công hầu khanh tướng không có, nhưng những năm tháng bị tù ở nơi đây mới thấm cái câu " đồng không hiu quạnh "lòng người còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần còn mưa bay gió cuốn... 
Làm sao mà một người thanh niên mới 24 tuổi đời, lại viết lên được những lời ca, như một người đã từng trải, làm sao mà một cậu bé 16 tuổi có thể viết lên được bản hành khúc cho tập thể của mình với những lời ca nhân bản, hào hùng như Thiếu Sinh Quân Hành Khúc,và rồi từ đó, các thế hệ đàn em cứ tiếp nối những lời ca.
Chỉ có thể nói rằng, ông ấy là một thiên tài âm nhạc. 
Cái quan niệm cổ hủ của ông bà chúng ta, "xướng ca vô loài",không thể nào áp dụng được với người nghệ sĩ tài hoa vừa rời bỏ cuộc đời như "Anh" ấy.
Ông , bên cạnh nét tài hoa, nghệ sĩ, còn là một Kẻ Sĩ, một Sĩ Quan cao cấp của nước Việt Nam Cộng Hòa. 
Ông đã từng giữ những chức vụ từ một Trung Đội Trưởng tác chiến, đến người nghiên cứu và đề ra kế hoạch phối trí quân đội của bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
Tay súng, tay đàn, người Lính Nguyễn Văn Đông vừa bảo vệ quê hương, vừa bảo vệ và phát huy nền nghệ thuật của quốc gia. 
Ai làm được như Cố Đại Tá? 
Không có ai cả.
Mười năm tù, cố đại tá, vẫn ngạo nghễ, vẫn có học trò, "bên thắng trận " họ chỉ thả Đại Tá ra khi phần chết đại tá đã nắm chắc trong tay,chứ chẳng phải là nhân đạo cái gì. 
Nhờ tình nghĩa phu thê đậm đà của Bà Đại Tá, Ông sống thêm được hai mươi năm nữa, để làm kẻ sĩ, trong âm thầm. 
Cái Quan Định Luận, bây giờ thân xác của Cố Đại Tá đã về tro bụi, người đàn em vô danh tiểu tốt, viết những dòng này, như lời ai điếu tiễn đưa. 
Không phải đợi đến ngày Anh mất, mới nghe đến Anh, như cái thường tình nhân thế,thấy sang bắt quàng làm họ, năm ngoái tụi em cũng đã có bàn với nhau, Tết sẽ đi chúc Tết Anh Chị, nhưng chuyện không thành, chúng em tôn trọng quyết định của Anh, những ngày qua đọc những lời ai điếu của thiên hạ, mới hiểu ngọn nguồn lý do tại sao Anh khép kín. 
Nhìn những bông hồng gắn trên ngực của những người đàn em của Anh, đến tiễn đưa Anh, em nghĩ rằng tất cả các CTSQ trên toàn thế giới, hiểu được ý nghĩa của những bông hồng đó, các anh em là người nhà.
Nhìn hình ảnh của Chị, bên cạnh những người đàn em của chồng, thương mến làm sao. 
Kính xin Linh hồn Anh yên nghỉ, em tin tưởng một điều, dù Chị bây giờ lẻ bạn, Anh Chị không có con cháu , nhưng thế nào ,tập thể đàn em của Anh, sẽ không bao giờ bỏ Chị cô đơn. 
Mười năm cô lẻ chờ chồng 
Mười năm chăm sóc bế bồng người thương 
Bây giờ lẻ bạn mình ênh
Tuổi già cô quạnh buồn tênh một mình. 
Kính mong quý Anh Em Ta ,từ Tổng Hội cho đến quê nhà, chúng ta sẽ đồng tâm hiệp lực, để chăm sóc người Chị đáng kính của Anh Em Mình. 
Xin Cho Một Người Vừa Nằm Xuống, Thấy Bóng Thiên Đường Cuối Trời Thênh Thang. 
Kính Bái
Quang Caumuoi  

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire