vendredi 2 mars 2018

Người Lính VNCH và Người Nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông

http://amnhac.fm/index.php/photo/image?view=image&format=raw&type=img&id=22314Nguyễn Văn Ðông và, điểm đứng chông chênh giữa hai đầu tả, hữu-Du Tử Lê
Mặc dù họ Nguyễn tình nguyện hiến cuộc đời mình cho quân đội khi ông còn rất trẻ; nhưng bên cạnh tư cách một người lính, ông còn là một nhạc sĩ. Trong vai trò này, ông lại là nhạc sĩ miền Nam, được thế giới biết đến tên tuổi rất sớm.

Điển hình là sự kiện ngay từ năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiu mưa biên gii” của ông, gây tiếng vang lớn ở Âu châu. “Biến động” này đã tạo sức dội ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất từ xưa, ở thời điểm đó. Âm vang của ca khúc “Chiu mưa biên gii” lại được khuếch tán thêm nữa, khi cũng trong năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch, lần đầu tiên, trình bày ca khúc ấy tại “Đi nhc hi Trăm Hoa Min Nam” với dàn nhạc của Đài Truyền Hình Pháp, thu “play back.” (1)
http://amnhac.fm/index.php/nguyen-van-dong/6057-nguyen-van-dong-va-diem-dung-chong-chenh-giua-hai-dau-ta-huu

                                     Binh nghiệp và nhạc nghiệp Nguyễn Văn Ðông-Du Tử Lê
Nguyễn Văn Đông, Trần Văn Trạch, Lê ThươngCó một vài tài liệu ghi nhận rằng, nhạc sĩ Nguyễn văn Đông sinh năm 1934; nhưng theo sự xác nhận của họ Nguyễn thì, ông sinh năm 1932 tại Quận Nhất,  thành phố Saigòn. Nguyên quán của ông là tỉnh Tây Ninh, Huyện Bến Cầu. Thuở bé Nguyễn Văn Đông học trường Huỳnh Khương Ninh, Phường Đakao, Tân Định, Saigòn. Năm 1945- 1946 loạn lạc, trường Huỳnh Khương Ninh đóng cửa.

Gia  đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, ở thành phố Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi. Và, con đường binh nghiệp của ông, chính thức khởi đi từ đấy. 
http://amnhac.fm/index.php/nguyen-van-dong/6055-binh-nghiep-va-nhac-nghiep-nguyen-van-dong

*
*     *
Chúng ta có thể nói mà, không sợ sai lắm rằng, dân tộc nào cũng có cho riêng mình, một bài “Chiêu hồn tử sĩ.” Tử sĩ, những người lính trải qua nhiều thời kỳ, chết cho quê hương, tổ quốc họ. Do đó, ngay cả thời bình, hình ảnh người lính cũng xuất hiện rất thường, trong thi ca và, trong âm nhạc. Huống hồ chi, nếu đất nước đó, lại là một đất nước chìm, đắm triền miên trong chiến tranh.

Chân dung người lính, nói một cách đơn giản; hoặc còn được gọi một cách văn vẻ là “chinh phu,” “chinh nhân” hoặc, “chiến sĩ”… được mô tả như thế nào(?) ra sao(?) thì, chúng tuỳ thuộc cảm quan từng tác giả. Chúng không nhất thiết phải giống nhau, hay chỉ có một diện mạo. Thí dụ nhạc sĩ Lê Thương, người đã cống hiến cho nền tân nhạc Việt Nam, một trường ca bất tử: Trường ca “Hòn vng phu.” 

*
*     *

Một trong những nét đặc thù của cõi nhạc Nguyễn Văn Ðông là hình ảnh cùng những cảm nhận của ông về mùa Xuân. Ca khúc của họ Nguyễn viết về mùa Xuân chiếm một một con số không nhỏ, trong sự nghiệp âm nhạc của ông. Ngoài những ca khúc mùa Xuân xuất hiện ngay tự nhan đề của ca khúc như “Phiên Gác Ðêm Xuân,” “Nhớ Một Chiều Xuân,” “Dáng Xuân Xưa”... người nghe còn gặp thêm nhiều hình ảnh mùa Xuân trong nhiều ca khúc khác nữa, của ông.
http://amnhac.fm/index.php/nguyen-van-dong/6058-am-anh-mua-xuan-va-nhung-tieng-hat-lien-he-dac-biet-voi-doi-nhac-nguyen-van-dong 

*
*     *

Thế là chú ấy đã giã từ chốn này và bắt đầu cuộc rong chơi miền phương ngoại rồi. Lần cuối tôi gặp chú là tháng 12 năm 2011. Sau đó, tôi thường liên lạc bằng điện thoại và điện thư với chú nhưng bất thình lình chú thôi không trả lời, bởi vì chú sợ chính quyền theo dõi nên bặt tin chú. Giờ chú đã nằm xuống, thôi lo lắng, hết băn khoăn và thật sự được yên bình. Mời bạn đọc bài viết kể lại cuộc gặp gỡ của tôi với chú Nguyễn Văn Đông vào ngày tháng 12 năm 2011 đã lưu lại nhiều ấn tượng trong tôi, mà bây giờ tôi mới có thể viết, sau khi chú đã nằm xuống.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire