samedi 22 décembre 2012

Buổi Tiệc Tình Thương Paris 2012

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjENTl5Q4XkUepcrwXcKbU6sv3KpxjKL2YgeUSGTHnDKifT_RQERln1aybdoVQpTG6m1xKhZ0PGbo1oaizyQQ80S5SrqlKU2FEOL_TET4VS2tos6jcklx3BrWL1M8iJFwxRQCWxzfT7sMoV/s1600/img036postingHuongdutan.jpg

Buổi Tiệc Tình Thương Paris 2012 : Nhớ Về Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa


  Chỉ còn ít ngày nữa là Giáng Sinh, khắp nơi đang hân hoan đón mừng một mùa Giáng Sinh an bình hạnh phúc. Xuân Hạ Thu Đông vẫn tình tự đến và đi theo định luật của đất trời, bốn mùa thay lá, bốn mùa trôi. Những ký ức thênh thang của một thời dấu binh lửa vẫn còn in đậm nét kiêu hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa, những người đã đổ mồ hôi, máu và nước mắt cho quê hương miền Nam được sống tự do trong suốt chiều dài cuộc chiến hai mươi năm, dù phải làm người thua cuộc, các Anh vẫn can trường trong chiến bại, biết bao cái chết lẫm liệt vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến là một chứng tích hùng hồn trên trang sử Việt. Bốn mùa thay lá, bốn mùa trôi, nhưng vẫn không thể trôi được những ký ức tang thương đã hằn sâu trong trái tim của những người Việt lưu vong, có ai không đau trước cảnh quê hương ngập tràn trong biển lửa, vẫn đành đứt ruột thắt gan cuối mặt bước đi trong căm hờn tủi nhục, 37 năm trôi qua, có ai không một lần rơi nước mắt khi Giáng Sinh về, những lời chúc An Bình Hạnh Phúc chỉ để xoa dịu nỗi đớn đau ê chề được dấu kín trong trái tim đã bị bưng mủ qua nhiều năm tháng, vết thương ngày một thêm lở loét khi nhìn cảnh quê hương đang gần kề trước  họa diệt vong.



  Giáng Sinh như một tiêu biểu cho niềm An Bình Hạnh Phúc, yêu thương, tha thứ, chia sẻ… là những thông điệp mà các thiên sứ đã loan tải đến cho nhân loại. Người đau khổ sẽ được yêu thương, kẻ phạm tội sẽ được tha thứ, ai mất mát sẽ được sẻ chia, vì thế Giáng Sinh luôn là dịp để mọi người cùng ngồi lại, sưởi ấm nhau trong tình yêu thương đồng loại, đồng chủng, đồng hương và đồng cảnh ngộ. 37 mùa Giáng Sinh  trôi qua, người ra đi vẫn mang nặng trong lòng một món nợ ân tình mà người cho vay coi đó như một Trách Nhiệm Danh Dự mà Tổ Quốc đã giao phó. Một món nợ chứa đựng sự hy sinh cả một thời tuổi trẻ hiến dâng cho Đất Nước, cho sự sống còn của những người con dân miền Nam . Đôi chân Anh đã một thời đi khắp trên bốn vùng chiến thuật, băng rừng vượt suối, cuối cùng đành để lại nơi chiến trường Hạ Lào xa xăm. Đôi tay Anh đã một thời ôm báng súng xông pha nơi miền lửa đạn, chưa một lần biết mỏi trước quân xâm lược đang bắn giết đồng bào dày xéo quê hương, Anh cố bám giữ mảnh đất thân yêu của ông cha đã bao đời gầy dựng, và  đôi tay ấy đã anh dũng nằm lại trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa cùng với An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích….Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân.



   Chân anh đã mất, tay anh đã cụt, nhưng anh còn đôi mắt để kịp nhìn thấy đồng đội mình ngã gục trước loài quỷ đỏ đang tràn ngập trên quê hương, đôi mắt ấy đã không còn biết khóc, có chăng là những giọt máu chảy ra từ hốc mắt trong nỗi thống hận, ngước nhìn quê hương một lần cuối, và đôi mắt ấy đã gửi lại cho Hồn Thiêng Sông Núi khi sức đã cùng, lực đã kiệt.

Người Thương Binh Việt  Nam
Non sông nợ ơn Người
Người Thương Binh Việt  Nam
Tổ Quốc Nhớ công Anh
Người Thương Binh Việt  Nam
Chúng tôi vẫn nhớ người
Người Thương Binh Việt  Nam
Giữa quê người…tôi hát tên Anh.
            ( Dzuy Linh)


  Những người lính năm xưa ấy đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến bảo vệ miền Nam thân yêu, mang thân phận của người “ thua cuộc”,  Anh vẫn sống, vẫn hiên ngang làm người, mặc kẻ “thắng cuộc” có đày đọa sỉ nhục Anh bằng mọi hình thức. Nhưng Anh hỡi…Anh vẫn còn đây tình yêu thương của đồng bào, những trái tim luôn nghĩ về Anh, nhớ về Anh bằng tất cả tấm chân tình con dân Việt, biết chia cơm sẻ áo cho những người “khốn cùng” bị vùi dập sau một lần ngã ngựa. Anh xem đây, Paris đang nhớ về Anh đó…

  Tiết trời đang đi dần vào một mùa Đông, bên ngoài nhiệt độ vừa đủ ấm cho một chiếc áo dạ để người lữ hành không phải bước vội đôi chân. Thấp thoáng đâu đây những gương mặt thân quen đang cùng đi về một hướng, dù không nói ra, nhưng hầu như ai cũng hiểu mọi người đến đây đều có chung cùng mục đích, đến để nhớ về Anh…


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiK9l1t2GX3-ffOiey25z5hJRVWCLhkMbb_iylhId2kRoeSdbMdPVMTRIJA3n9_Hwu6L7r8QYS_Lr4H3y1upy1AzQAgOrrMBYfMeLYDgxvMNDp6cprCA-7gz4aPQgvz4PFtNOdKa8aq4IZe/s1600/P1011253.JPG

 Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa.

  Tên Anh đã được nhắc lại qua lời anh Nguyễn Quang Hạnh Hội Trưởng Hội Nạng Gỗ tại  Paris . Được biết Hội Nạng Gỗ đã thành lập trên 23 năm, ngày 16-12-2012 là lần thứ 18 hội tổ chức Buổi Tiệc Tình Thương để chia sẻ cùng các  anh Thương Binh tại quê nhà, tôi tự hỏi….không biết sức mạnh nào đã khiến anh có đủ nghị lực đi hết cuộc hành trình dài 23 năm, chữ TÂM anh chắc hẳn phải lớn lắm thì mới vượt qua hết những “đắng cay” mà sự ích kỷ không phải điều xa lạ trong một xã hội. Qua thông báo danh sách các vị mạnh thường quân của anh xướng ngôn viên Trịnh Nghĩa trong buổi Tiệc Tình Thương, tôi được biết không chỉ người đến tham dự  mà còn có các vị từ xa trên khắp thế giới do hoàn cảnh địa lý không thể có mặt trong buổi tiệc, nhưng cũng gửi chi phiếu đến hội góp thêm một bàn tay yêu thương cho các  anh Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Đến đây thì tôi đã không còn ngạc nhiên, chính sự chia sẻ của đồng bào khắp nơi đã là niềm khích lệ cho anh cùng các thành viên của hội vượt qua những khó khăn để có được những thành quả như ngày hôm nay.





 


 
  Nhìn người hội trưởng trong một dáng dấp nhỏ bé, nhưng chứa đựng cả một tình thương bao la dành cho những người kém may mắn hơn mình, tôi thật ngưỡng mộ. Từ sau buổi Tiệc Tình Thương lần thứ 17, anh Nguyễn Quang Hạnh đã thông báo giao quyền tổ chức lần thứ 18 cho người kế nhiệm (nếu tôi nhớ không lầm là anh Nguyễn Đức Tăng) để nghỉ ngơi vì lý do sức khỏe, thế nhưng tôi thấy anh vẫn “lăng xăng”lui tới tiếp đón quan khách dù trên gương mặt những nét xanh xao còn ẩn hiện do vừa xuất viện không lâu.Tinh thần đó chỉ thấy được ở nơi  một con người luôn có trách nhiệm với bản thân và xã hội, ngoài ra cũng phải có một trái tim nhân hậu biết chia sẻ nỗi đau cùng tha nhân thì mới có thể đi hết được cuộc hành trình dài 23 năm. Một lần nữa cá nhân tôi xin được nghiêng mình trước những nghĩa cử cao đẹp của anh cùng các anh chị thành viên trong hội sự kính trọng mà bản thân tôi tự thấy mình quá nhỏ bé trước những hy sinh cao cả đó. Nhân dịp Giáng Sinh về, xin kính chúc quý anh chị trong hội cùng quý quyến an hưởng một Giáng Sinh tràn đầy Hạnh Phúc, và cũng không quên chúc cho Hội luôn vững mạnh gặt hái thêm nhiều thành quả trong tương lai.


Các  Anh Thương Binh Việt  Nam Cộng Hòa Kính Quý!

  Dù ở phương trời nào, đồng bào hải ngoại cũng luôn nhắc đến tên các Anh trong sự kính trọng và yêu quý, các Anh là hình ảnh lành lặn nhất…. đẹp nhất, cho dù thân thể có bị hủy hoại bởi đạn thù đến “dị biệt”, chính sự dị biệt đó đã làm nên những giọt nước mắt YÊU THƯƠNG mà chỉ có những trái tim đồng chủng nguyên thủy mới đủ tư cách đón nhận. Kẻ bán nước hại dân cho dù có sống trong nhung lụa thì hai chữ YÊU THƯƠNG  mãi là món hàng vô giá mà đôi tay đã  nhuộm đầy máu đồng bào sẽ không đủ tư cách chạm vào.

 

 
  Nếu như có một điều ước, thì tôi sẽ ước được làm người  Em Gái H ậu Phương, để hát cho các anh nghe những bài tình ca của một thời binh lửa, hay những bản hùng ca đã làm nên tên tuổi của NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA, cho dù chiến tranh có tàn nhẫn sẽ đem đi một phần thân thể, nhưng từ trong mất mát đó, tôi sẽ tìm lại chính mình để cuộc sống có thêm ý nghĩa, như vậy mới không uổng kiếp này.  Xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ các  Anh luôn Bình An.

Paris 2012
Hạt sương khuya


mardi 18 décembre 2012

Những sự thật không thể chối bỏ


Những sự thật không thể chối bỏ (phần 3) 

Bác, đảng đã bán những gì và để làm gì?




Những sự thật không thể chối bỏ (phần 3)
Đặng Chí Hùng
Audio Lam Sơn 719

mercredi 12 décembre 2012

Những sự thật không thể chối bỏ


Những sự thật không thể chối bỏ (phần 1)

Sự thật thứ nhất: Bác đi tìm đường cứu nước hay cứu bác?

Đặng Chí Hùng




Những sự thật không thể chối bỏ
Sự thật thứ nhất: Bác đi tìm đường cứu nước hay cứu bác?
Tác giả Đặng Chí Hùng
Thực hiện Audio Lam Sơn 719

mercredi 5 décembre 2012

Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2)


Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2) 

Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958




Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2)
Đặng Chí Hùng
Audio Lam Sơn 719

mercredi 28 novembre 2012

Những sự thật không thể chối bỏ


Những sự thật không thể chối bỏ (phần 1)

Đặng Chí Hùng




Những sự thật không thể chối bỏ
Sự thật thứ nhất: Bác đi tìm đường cứu nước hay cứu bác?
Tác giả Đặng Chí Hùng
Thực hiện Audio Lam Sơn 719

Năm xưa chồng tôi là người Lính

 

 
 
Năm Xưa Chồng Tôi Là Người Lính
Thơ:Nguyễn Thị Thanh Dương-Nhạc:Vĩnh Điện
Tiếng hát:Hạt Sương Khuya

Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nơi vùng lửa đạn,
Mồ hôi anh đã đổ,
Từ Hố Bò Bình Dương, Bình Long,Đến Thừa Thiên, Quảng Trị.
Rồi một ngày anh gục ngã,
Tại chiến trường Tây Ninh.
Tôi góa phụ xuân xanh,
Con thơ chưa tròn tuổi,
Tiễn đưa anh lần cuối,
Về nghĩa trang quân đọi Biên Hòa
Đã bao nhiêu năm qua,
....Bây giờ,
Tôi ở nơi xa,
Đã có cuộc đời khác.
Nhưng đôi lúc nghĩ đến anh tôi vẫn khóc,
Thương tiếc xa xăm.
Tôi về tìm mộ bia anh giữa chập chùng cỏ dại cây hoang,
Để thắp một nén nhang,
Nhớ người lính của một thời chinh chiến,
Nhớ người chồng của một thuở gối chăn.

Năm xưa chồng tôi là người lính,

Một lần hành quân,
Anh đã bị thương,
Máu anh loang ướt vạt cỏ ven đường.
Ôi, mảnh đất không tên,
Đã giữ chút máu xương người lính trẻ.
Đã bao nhiêu năm qua,
Bây giờ,
Anh thương binh tàn tạ.
Sống trên quê hương đôi khi vẫn thấy mình xa lạ,
Bạn bè anh,
Kẻ mất người còn,
Kẻ quên người nhớ,
Kẻ vô tình giữa dòng đời vất vả.

Năm xưa chồng tôi là người lính,

Nồng nhiệt tuổi đôi mươi,
Lần đầu tiên ra chiến trường,
Anh mất tích không tìm thấy xác.
Mẹ anh khóc cạn khô dòng nước mắt,
Lòng tôi nát tan.
Đã bao nhiêu năm,
Vẫn không có tin anh,
Anh ơi, dù quê hương mình đã hết chiến tranh,
Tàn cơn khói lửa,
Nhưng không phải là một quê hương như anh ước mơ.
Anh đã biết chưa?
Hỡi người tử sĩ không tên không một nấm mồ.!!!

Năm xưa chồng tôi là người lính,

Sống sót trở về sau cuộc đao binh,
Sau những tháng năm tù tội,
Bây giờ anh không còn trẻ nữa.
Lìa xa quê hương,
Sống ở xứ người.
Những năm thánh chinh chiến đã đi qua,
Nhưng vết thương đời còn ở lại,
Trong lòng anh,
Trong lòng những người lính năm xưa.

Nguyễn Thị Thanh Dương
 

vendredi 23 novembre 2012

mardi 13 novembre 2012

Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Nguyễn Ngọc Chính

Tập san Sử Địa với chủ đề Hoàng Sa-Trường Sa

Tập san Sử Địa với chủ đề Hoàng Sa-Trường Sa

Nguyễn Ngọc Chính

Sử Địa là một tập san khảo cứu, sưu tầm về sử ký và địa lý Việt Nam do một nhóm giáo sư, sinh viên Đại học Sư phạm Sài Gòn chủ trương. Báo được phát hành 3 tháng một kỳ dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Số đầu tiên phát hành năm 1966 và kéo dài cho đến ngày Sài Gòn thất thủ. Tổng cộng có 29 số, trong đó số cuối cùng có chuyên đề Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Trung Cộng lấn chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974. 

(Xem thêm bài viết Báo chí thời VNCH (3) tại http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/11/bao-chi-thoi-vnch-3.html)

Tập san Sử Địa số 29

jeudi 4 octobre 2012