Chiều Trên Phá Tam Giang được Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài
thơ dài cùng tên của thi sĩ Tô Thùy Yên. Lời bản nhạc chỉ diễn tả một
góc thân phận tình yêu trong cuộc chiến trong không gian bài thơ là về
cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến mà Tô Thùy Yên gọi
những người cầm súng bắn nhau cũng mê muội không khác gì cùng "mê sa một
con đĩ thập thành".
lundi 3 août 2020
Nhạc sĩ Vĩnh Điện, những điều chưa nói hết - VƯƠNG HỒNG ANH
*Câu chuyện từ năm 1967
Mùa hè 1967, trên trang Tân Nhạc của nhật báo Dân Tiến xuất bản tại Sài Gòn do chúng tôi phụ trách, trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- tác giả nhiều tình khúc nổi tiếng như Bông Hồng Cài Áo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Nắng Lên Xóm Nghèo…-lúc bấy giờ đang là giáo sư môn Việt Văn và Âm nhạc tại một số trường trung học ở Đà Nẵng, khi được hỏi về một số nhạc sĩ tại miền Trung, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã nhắc đến một tài năng có dòng nhạc rất lạ, rất mới, đó là nhạc sĩ Vĩnh Điện, mà vào thời gian đó, là sĩ quan ngành hành chính tài chính của ở một đơn vị tại Đà Nẵng.
Mùa hè 1967, trên trang Tân Nhạc của nhật báo Dân Tiến xuất bản tại Sài Gòn do chúng tôi phụ trách, trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- tác giả nhiều tình khúc nổi tiếng như Bông Hồng Cài Áo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Nắng Lên Xóm Nghèo…-lúc bấy giờ đang là giáo sư môn Việt Văn và Âm nhạc tại một số trường trung học ở Đà Nẵng, khi được hỏi về một số nhạc sĩ tại miền Trung, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã nhắc đến một tài năng có dòng nhạc rất lạ, rất mới, đó là nhạc sĩ Vĩnh Điện, mà vào thời gian đó, là sĩ quan ngành hành chính tài chính của ở một đơn vị tại Đà Nẵng.